Những sơ đồ thi đấu sân 7 phổ biến

Trong môn thể thao đồng đội như bóng đá, yếu tố quan trọng nhất đó chính là tìm ra được một chiến thuật thi đấu phù hợp. Dù trong bất kỳ trận đấu nào, giải đấu lớn hay nhỏ thì lựa chọn đội hình chiến thuật cũng không thể bỏ qua. Sau đây, hãy cùng Bongdalu tìm hiểu một số sơ đồ chiến thuật sân 7 phổ biến nhất hiện nay nhé!

Lý do nên lập sơ đồ chiến thuật sân 7

Sơ đồ bóng đá hiểu đơn giản là một kế hoạch sao cho trận đấu đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ vào chiến lược đã đề ra mà các cầu thủ phối hợp ăn ý với nhau hơn. Vì vậy trong mỗi trận đấu, các HLV đều cho cầu thủ tập luyện trước và đưa ra sân những đội hình chiến thuật mạnh nhất.

Những buổi tập luyện giúp HLV có thể nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu của đội bóng mình dẫn dắt chính xác hơn. Từ đó, rút ra được bài học từ các chiến thuật cũ trước đó. Bên cạnh đó là tăng tính hiệu quả khi luyện tập và khi thi đấu trên sân 7 người.

Lý do nên lập sơ đồ chiến thuật sân 7
Lý do nên lập sơ đồ chiến thuật sân 7

Điều quan trọng nhất trong việc phát triển chiến thuật sân 7 là sắp xếp vị trí của các cầu thủ. Những vị trí này phải được bố trí sao cho phù hợp nhất có thể. Do đó việc lập sơ đồ giúp cầu thủ dễ dàng hình dung vị trí và chuyển động của họ trong khi thi đấu hiệu quả hơn.

Những sơ đồ thi đấu chiến thuật sân 7 phổ biến

Chơi bóng đá trên sân 7 người đòi hỏi đội hình và chiến thuật khác với chơi trên sân 11 người. Việc sử dụng và áp dụng đội hình chiến thuật sân 7 sẽ giúp đội bóng chơi hiệu quả hơn. Sau đây, Bongdalu sẽ giới thiệu 5 sơ đồ đơn giản, hiệu quả và dễ áp dụng để anh em tham khảo.

Những sơ đồ thi đấu sân 7 phổ biến
Những sơ đồ thi đấu sân 7 phổ biến

Sơ đồ chiến thuật 2-3-1

Đây là một trong những đội hình chiến thuật sân 7 được sử dụng phổ biến nhất. Trong đội hình này, vai trò của các tiền vệ là rất quan trọng. Ba tiền vệ giữ vai trò xây dựng lối chơi và hỗ trợ cả trong tấn công lẫn phòng thủ.

Sơ đồ chiến thuật sân 7 2-3-1
Sơ đồ chiến thuật sân 7 2-3-1

Ưu điểm : 

  • Công thủ toàn diện.
  • Đội hình linh hoạt, biến hóa.
  • Cung cấp khả năng bao quát cho hàng tiền vệ trái và phải. 

Lưu ý: Các HLV cần sử dụng những cầu thủ có tốc độ và sức bền tốt khi áp dụng sơ đồ thì đấu này để mang lại hiệu quả nhất có thể.
Nhược điểm : 

  • Yêu cầu rất cao ở hàng tiền vệ, đòi hỏi sự linh hoạt và cơ động. Sự thành bại của đội hình này hầu như phụ thuộc vào kỹ năng của vị trí này.
  • Nguy hiểm khi chỉ có hai hậu vệ lùi về hàng phòng thủ.
  • Đôi lúc tiền đạo thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết.

Theo dõi trang Bongdalu để biết thêm nhiều các về cầu thủ mới nhất tại tin bóng đá:

Sơ đồ chiến thuật 2-1-2-1

Rất giống với đội hình 2-3-1, nhưng đội hình này được phân chia rõ ràng ở các vị trí giữa sân. Sơ đồ chiến thuật sân 7 này cần có 1 tiền vệ phòng ngự và 2 tiền vệ tấn công. Tất nhiên, cả ba tiền vệ đều có vai trò tấn công và phòng thủ linh hoạt tùy theo hoàn cảnh. Tuy nhiên, với 3+ Tấn công và 3+ Phòng thủ, chiến thuật sẽ được triển khai dễ dàng hơn. 

Chiến thuật này sẽ hoạt động hoàn hảo khi trong đội của bạn có một tiền vệ phòng ngự giỏi giao tranh. Tiền vệ này sẽ có trách nhiệm thực hiện các pha phản công và đoạt bóng.

Ưu điểm :

  • Có sự cân bằng tốt giữa tấn công và phòng thủ.
  • Phòng ngự chắc và ổn định hơn.
  • Các tiền vệ cánh hoạt động rộng hơn.

Nhược điểm : 

  • Sự liên kết kém chắc chắn.
  • Tiền vệ phòng thủ phải nắm vững chiến thuật và khả năng phân phối bóng thật tốt.

Sơ đồ chiến thuật 1-1-3-1

Chiến thuật sân 7 1-1-3-1
Chiến thuật sân 7 1-1-3-1

Nếu là người thích tấn công hoặc cần tấn công toàn lực thì sơ đồ này là đối sách hiệu quả nhất. Đội hình này bao gồm một cầu thủ đá lùi về sâu, để đối phó với các mối đe dọa tấn công. Cầu thủ này sẽ nhận được sự hỗ trợ của một tiền vệ phòng ngự. 

Phần còn lại, các tiền vệ sẽ tập trung vào mặt trận tấn công và dồn ép đối phương ngay từ sân nhà. Đây không phải là phương pháp được sử dụng phổ biến nhưng rất được lòng những đội bóng thiên về tấn công.

Ưu điểm : 

  • Chiến thuật này rất phù hợp với những đội thiên về tấn công.
  • Pressing đối ngủ từ ngay phía sân nhà

Nhược điểm : 

  • Hệ thống phòng thủ yếu
  • Khó áp dụng và tuyến tiền vệ trên không được phép phạm sai lầm.

Sơ đồ chiến thuật 3-2-1

Chiến thuật sân 7 3-2-1
Chiến thuật sân 7 3-2-1

Sơ đồ 3-2-1 là chiến thuật sân 7 có chất lượng phòng thủ mạnh mẽ. Khung thành sẽ được bảo vệ bằng cách sử dụng ba hậu vệ. Nhưng điều đó không có nghĩa đây là một chiến thuật chỉ thiên về phòng ngự. Sơ đồ này có thể biến thành một đội hình tấn công bằng cách đẩy hậu vệ cánh hoặc trung vệ dâng cao lên phía trước.

Ưu điểm : 

  • Phòng thủ sẽ cực kỳ chắc chắn.
  • Rất mạnh khi đội có nhiều cầu thủ giỏi và nhanh nhẹn ở biên.

Nhược điểm : 

  • Có thể thiếu sự hỗ trợ cho hàng công.
  • Chiến thuật sân 7 này thiếu sự phối hợp khi cầu thủ đột phá từ bên dưới

Sơ đồ 2-2-2 và 1-4-1

Ngoài các chiến thuật thường được sử dụng ở trên, còn có một số sơ đồ chiến thuật sân 7 khác như: 2-2-2 hoặc 1-4-1. Những đội hình chiến thuật này rất ít khi được sử dụng. Về lý thuyết, hai đội hình này có sự cân bằng hoàn hảo giữa tấn công và phòng thủ, nhưng rất khó để áp dụng hiệu quả trong thực tế.

  • Sơ đồ 2-2-2: Đội hình này không mang lại khả năng tấn công từ hai phía mà tập trung vào tấn công từ trung lộ. Nó vẫn hiệu quả nếu cầu thủ tuân thủ kỷ luật và tuân theo chiến thuật rõ ràng.
  • Sơ đồ 1-4-1: Sơ đồ này có vẻ hơi vô lý và rất khó sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế, nó có thể được áp dụng khi đội của bạn có quá nhiều tiền vệ tài năng. Chiến thuật sân 7 này rất linh hoạt và cơ động khi các tiền vệ chơi kỷ luật và giữ vị trí tốt.

Kết luận

Như vậy là tin bóng đá của Bongdalu đã giúp anh em biết được một số chiến thuật sân 7 phổ biến. Mỗi chiến thuật bóng đá đều có những ưu nhược điểm khác nhau nên cần biết cách lựa chọn cho phù hợp. Chọn đúng chiến thuật thì mới có thể giúp các cầu thủ trong đội phát huy kỹ năng tối đa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *